Cách đọc tài liệu tiếng Anh của mình
Trong bài viết ngày hôm
nay, mình sẽ nói về cách đọc tài liệu tiếng Anh của mình. (Mình cũng là đứa gà mờ tiếng Anh thôi nhưng thử học kiểu này thấy hay nên share cho mọi người xem thử)
Mình đã từng có một quá
trình thử học tiếng Anh theo cách cổ điển, đó là tìm kiếm hết mấy trăm từ vựng chuyên ngành,
dịch ra và tụng, thấm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Thời gian đầu thì có vẻ thấm
nhưng rồi lại quên.
Mình vứt file này vào sọt
rác rồi ấy, may mà chưa xóa nên lôi lại cho mấy bạn xem. Eo ôi. Mình chỉ cảm thấy
phục vì chịu khó thôi chứ thấy không giúp ích gì được cho mình lắm
Mình có thử cách mới và thấy
tốt hơn.
Mình sẽ chia việc đọc tài
liệu tiếng Anh làm 2 loại
Loại 1: Tài
liệu ngắn
Loại này bạn thường gặp khi tra một định nghĩa đơn giản,
hay một lỗi nào đó phát sinh trong code của bạn và bạn lên google tìm ra vấn đề.
Thường thì mình dùng một extension Google Translate để nhanh hơn trong việc dịch.
Chỉ cần đúp chuột là mình
sẽ biết được nghĩa của từ là gì, rất tiện và nhanh. Nhưng có một bất tiện là mình
sẽ không nhớ được nhiều từ tiếng Anh, vì lúc này cái mình tập trung là công việc
chính (code, …) và tra thế này chỉ là một phần nhỏ. Mình ít khi tra lại một vấn
đề nhiều lần được phải không.
Loại 2: Tài
liệu dài
Loại này diễn ra khi bạn tập trung nghiên cứu một vấn đề nào
đó và phải nghiên cứu từ chính tài liệu tiếng Anh.
Đó là một cuốn sách, hoặc ngắn hơn là một vài trang tài liệu
với vài trăm dòng. Cái này có một đặc điểm là nhiều từ mới và nó lặp đi lặp lại
khá nhiều, khá tiện cho việc ghi nhớ tiếng Anh. Mình đang đọc cuốn “Artifical
Intelligent A Modern Approach Third Edition” nên sẽ làm ví dụ cho các bạn luôn.
Đầu tiên mình thử trang này nhé.
Một lần nữa phải thốt lên
“eo ôi” vì nó nhiều khiếp :v. Giờ mình zoom lên 1 tí cho đỡ khiếp nhé
Okay. Bây giờ mình sẽ xử
lí khúc này thôi.
Trước đó bạn chuẩn bị cho
mình một file word nhé, để note lại những từ học luôn.
Giờ mình sẽ đọc từ trái
sang, từ trên xuống nhé.
“ Cái … này …”
À ờm, “section” nghĩa là
gì nhỉ. Lên google search:
À nó là “phần”, thế thì
lưu nó vào trong word lại mới được
“Cái phần này … …”
“cover” là gì nhỉ
..google translating…
À là bao, là tóm ý, nói tổng
quát lại. Note vào trong word thôi (note càng rõ ý càng tốt nhá)
“Cái phần này tóm gọn những
… chung …”
Staregies: những chiến lược
Bỗng dưng search tới đây
mình lại có thắc mắc về chiến lược và chiến thuật khác nhau chỗ nào nhỉ? Search
rồi ghi vào thôi
Cứ như thế mình sẽ dịch
dòng thứ nhất
“Nội dung phần này (phần
đang ghi) tóm gọn những chiến lược tìm kiếm chung tìm kiếm không có thông
tin (hay còn gọi là tìm kiếm mù).”
Lúc mới dịch chắc chắn
chúng ta sẽ gặp nhiều từ mới, 1 dòng có thể có vài từ đến vài chục từ mới.
Nhưng càng về sau thì số lượng từ mới mình đã gặp lặp đi lặp lại khá nhiều, nên
việc đọc sẽ trôi chảy hơn. Bạn hãy để ý dòng thứ hai
“The term means that the
strategies…”
Một lần nữa từ strategies lặp lại lần hai phải
không. Mình đã nhớ từ trước nên sẽ lướt qua (Còn nếu mình quên mình chỉ cần mở
lại bài word đã soạn từ vựng ở trước là được thôi). Từ từ rồi bạn cũng sẽ đọc
trôi chảy hơn, và đồng thời vốn từ vựng sẽ tăng hơn.
Tiện thể mình dịch nội
dung đoạn đầu luôn nhá, cho mấy bạn muốn đọc :v :
“Nội dung phần nằm ở dưới tiêu đề tìm kiếm
không có thông tin (hay còn gọi là tìm kiếm mù) này tóm gọn những
chiến lược tìm kiếm chung. Thuật ngữ này nghĩa là những chiến lược này không có
thông tin thêm về những trạng thái nằm bên ngoài phạm vi cung cấp trong định
nghĩa vấn đề. Tất cả những gì chúng ta cần làm là tạo ra các successor và phân
biệt trạng thái goal và trạng thái non-goal. Tất cả các chiến lược tìm kiếm đều
được phân biệt bởi cách sắp xếp trong đó node nào sẽ được mở rộng. Những
chiến lược mà biết rằng liệu một trạng thái non-goal này có “màu mỡ” hơn trạng
thái khác hay không gọi là chiến lược tìm kiếm có thông tin hay còn gọi
là chiến lược tìm kiếm heuristic; điều này được tóm gọn ở Phần 3.5 ”
Dưới đây là ví dụ mẫu về
phần soạn của mình
Đơn giản thế thôi. Nếu
các bạn thấy hay có thể áp dụng thử.
Nội dung bài viết được tạo bởi Lê Công Diễn.
Người viết: Lê Công Diễn
Mang đi nhớ ghi nguồn
Nhận xét
Đăng nhận xét