Em không biết CNTT là gì cả
Cùng
bàn về Công nghệ thông tin nào
~\(OwO)\
Bài
viết này viết chủ yếu cho đối tượng là các em học sinh khi muốn định hướng đi
theo CNTT mà không biết rõ CNTT là gì (Vì đối tượng chính nhỏ hơn mình nên sẽ
xưng hô anh – em cho thân thiện nhé). Những người không biết về CNTT nói chung
cũng có thể đọc bài này nhé.
1. Công
nghệ thông tin là gì?
Đây
là câu hỏi mà các em hay phân vân nhất. Chắc em nào cũng đã từng search câu hỏi
“Công nghệ thông tin là gì?” rồi nhỉ. Có thể trong đầu các em là hình ảnh một
chú thợ sửa máy tính, hoặc đôi khi là một nhân viên công ty chỉ bấm bấm chiếc
máy tính suốt cả ngày. Vì các khái niệm ở trên mạng khá nhiều khiến các em mơ hồ,
nên anh sẽ dùng định nghĩa từ Wiki EN để giải thích nhé (vì nó được coi là chuẩn
nhất).
Wiki:
“Công nghệ thông tin là việc sử dụng máy tính để lưu trữ, lấy, truyền, điều khiển
dữ liệu, hoặc thông tin, thường ở trong bối cảnh tự kinh doanh hoặc làm trong
các xí nghiệp khác”.
Nói
đơn giản hơn, đó là việc sử dụng các loại công nghệ để quản lý thông tin trong lĩnh
vực kinh doanh. Thông tin cá nhân của các em trên facebook nè, tài khoản của các
game trong trò chơi nào đó nè,… rất rất nhiều thông tin trong đời sống hằng ngày,
đều được lưu trữ, tính toán, xử lý, sao cho đáp ứng nhu cầu của người quản lý và
người dùng.
Như
thế sẽ có một số câu hỏi: Thế tạo ra một ứng dụng, hoặc sửa một cái máy tính có
phải là CNTT hay không? Câu trả lời là vừa Có vừa Không. Không ở đây là vì cái các
bạn đang liệt kê thuộc 2 lĩnh vực khác nữa lần lượt là Khoa học máy tính và Kỹ
thuật máy tính. Khoa học máy tính là ứng dụng những cái tính toán (thuật toán) để
tạo ra một cái gì đó mới mẻ (những ứng dụng), còn Kỹ thuật máy tính quan tâm đến
cách làm việc của phần cứng, cách tương tác giữa phần cứng và phần mềm (phần cứng
là các bộ phận như CPU, RAM, ROM,… các thiết bị có thể nhìn thấy và sờ được). Hừm,
thế nếu khác nhau như thế, tại sao lại trả lời là “vừa Có vừa Không”. Có ở đây
là vì thuật ngữ CNTT ngày nay ở VN (thế giới không biết sao) mang nghĩa chung
chung là những người biết về máy tính, sử dụng máy tính tạo ra sản phẩm, sửa chữa
máy tính,… không có sự phân biệt giữa phần cứng, phần mềm, hay mục đích sử dụng.
Giống như việc USB mà mình hay gọi thực ra là flash device (bộ nhớ flash), còn
USB chỉ là tiêu chuẩn kết nối của các thiết bị (để ý rằng các thiết bị ngày nay
chỉ sử dụng cổng USB, tức người ta cố gắng hướng về cùng một tiêu chuẩn). Tuy có
sự thay đổi nhưng nếu mọi người chấp nhận thì dùng nó cũng không vấn đề gì nhỉ
(Mình cũng hay gọi nó là USB thôi). Vậy nên khi nhắc CNTT các em hiểu nó như là
tổ hợp của 3 lĩnh vực như đã mô tả ở trên nhé.
2. CNTT
gồm những ngành nào?
Thật
sự thì khó trả lời câu hỏi này, vì ngành chia ra như thế nào tùy thuộc vào hướng
suy nghĩ mỗi trường (như trường của anh thì không có chuyên ngành). Nhưng chủ yếu
sẽ có những hướng đi sau: Mạng máy tính, phần mềm, phần cứng, quản lý thông
tin. Sau này do nhu cầu tuyển dụng nên các trường có sự xuất hiện thêm những
chuyên ngành mới như AI, Big Data,…
Nhìn
chung, chuyên ngành xuất phát từ hướng phát triển của CNTT, hướng phát triển càng
đa dạng, chuyên ngành càng rộng rãi hơn. Vào ĐH bạn cần phải trải nghiệm một thời
gian, thử nhiều hướng khác nhau để có cho mình lựa chọn hướng đi phù hợp.
3. Em
học dở môn A, tệ môn B liệu có nên vào CNTT?
Nhiều
em biết rằng CNTT có liên quan đến Toán và đặc biệt là tiếng Anh. Việc cảm thấy
mình học không tốt một trong hai môn này, hoặc cả hai, cũng là quan ngại của
nhiều người. Theo quan điểm của bản thân anh, anh có chút chia sẻ như sau: Điểm
số ở cấp 3 không đánh giá được rằng em học được hay là không được môn đó, vì nó
bị tác động bởi khá nhiều yếu tố (áp lực từ các môn khác, công việc gia đình, không
có nhiều thời gian ngâm cứu, ít thực hành,…). Nhưng khi lên ĐH thì các em mới có
cơ hội phát huy hết được khả năng nghiên cứu của mình. Nên ít nhất thì điểm cấp
3 môn Toán với Anh có tệ cũng không sao, nhưng đừng fail quá (thi toàn 0 1 2 3 điểm).
Điểm thấp cũng có chừng mực nhé, ít nhất cũng là minh chứng rằng có sự nỗ lực trong
học tập. Còn ghét 2 môn này quá thì thôi né ra là vừa rồi.
Anh
cấp 3 AV khá là “ẹ”, nhất là phần đọc hiểu, nhưng mà từ khi lên ĐH, đọc tài liệu
tiếng Anh nhiều, dần cũng quen luôn. Đọc đã biết lướt, biết rút các ý chính ra để
đọc. Còn ngữ pháp không rèn nhiều lắm nên vẫn ẹ, hí hí.
Thôi, tới đây hết rồi nhá!
Nội dung bài viết được
viết bởi Lê Công Diễn.
Người
viết: Lê Công Diễn
Mang
đi nhớ ghi nguồn
Nhận xét
Đăng nhận xét