MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (PHẦN 1)
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (PHẦN 1)
Trong CNTT, đối với học tập và công việc,
việc tiếp xúc với các thuật ngữ là rất nhiều, mỗi một chuyên ngành của CNTT còn
có một loại thuật ngữ khác. Hôm nay, mình sẽ giải thích cho các bạn một vài thuật
ngữ thường hay sử dụng.
1. Platform
Platform: Đó là một phần
cứng hoặc phần mềm, mà tại chính nó các phần mềm con được xây dựng và hoạt động. Ví dụ như phần mềm được tạo trên nền tảng Windows,
IOS, Android, Linux,… Tất cả những thứ liệt kê ở trên chính là Platform.
Các platform khác nhau sẽ có các yêu cầu đối với mỗi phần mềm chạy trên nó khác
nhau. Vì thế việc xác định platform cho một phần mềm là vô cùng quan trọng, để
đảm bảo rằng máy tính khác chạy đúng platform của phần mềm đó.
Note: Định nghĩa này đùng để chỉ đơn giản các phần cứng máy tính và hệ điều hành là platform. Nhưng ngày nay, các phần mềm xây dựng trên các nền tảng cũng đóng vai trò là platform trung gian để các phần mềm khác thực thi. Ví dụ như Java cũng được xem như là một Platform. Vì sao người ta gọi Java là “Write once, run everywhere” – không phụ thuộc nền tảng? Vì bản chất Java tạo một platform trung gian (gọi là JVM) , với mỗi loại hệ điều hành khác nhau, sẽ có 1 loại JVM khác nhau, và các phần mềm tạo bởi Java sẽ chạy trên JVM đó. Điều đó có nghĩa là, JVM sẽ phụ thuộc vào hệ điều hành, còn phần mềm tạo bởi Java chạy trung gian nên không phụ thuộc vào hệ điều hành.
Note: Định nghĩa này đùng để chỉ đơn giản các phần cứng máy tính và hệ điều hành là platform. Nhưng ngày nay, các phần mềm xây dựng trên các nền tảng cũng đóng vai trò là platform trung gian để các phần mềm khác thực thi. Ví dụ như Java cũng được xem như là một Platform. Vì sao người ta gọi Java là “Write once, run everywhere” – không phụ thuộc nền tảng? Vì bản chất Java tạo một platform trung gian (gọi là JVM) , với mỗi loại hệ điều hành khác nhau, sẽ có 1 loại JVM khác nhau, và các phần mềm tạo bởi Java sẽ chạy trên JVM đó. Điều đó có nghĩa là, JVM sẽ phụ thuộc vào hệ điều hành, còn phần mềm tạo bởi Java chạy trung gian nên không phụ thuộc vào hệ điều hành.
2. Library
Library: Library
chính là các đoạn code mà cung cấp các hàm giúp người lập trình dễ dàng
xử lý các công việc cơ bản. Ví dụ như bạn gọi Math trong Java để cho bạn
một số hàm tính căn bậc hai, random chẳng hạn. Các ngôn ngữ lập trình ngoài ra
còn cung cấp một số library khác nhằm giải quyết tất cả các vấn đề cơ bản trong
lập trình như: xử lý dữ liệu, vẽ đồ họa, phân tách chuỗi,… Nhờ library mà bạn
không phải thốt lên “WTH” khi phải ngồi viết lại hết tất cả các công việc cơ bản
này.
3. API
API: (Application
Programming Interface) nó được xem như là “bề mặt” của library, là cái
mà nhận yêu cầu từ bạn, và trả về cho bạn cái mà bạn cần. Giả sử như bạn ở
trong nhà hàng, có một thực đơn trên bàn, có người bồi bàn,
có nhà bếp nấu ăn. Thì cả nhà hàng đó chính là library.
Khi bạn gọi món ăn, giả sử một bát phở, thì người bồi bàn sẽ đến nhận yêu cầu từ
bạn, đi xuống bếp kêu gọi bếp trưởng nấu một bát phở không hành, đưa bát
phở ra cho bạn. Chính người bồi bàn đó sẽ là API, và công việc đó
là công việc API cần làm. Trong lập trình, những hàm và thủ tục bạn gọi từ
library để sử dụng chính là API, các tham số nhận vào là yêu cầu, giá trị trả về/
hành động mình mong muốn (In ra màn hình cái gì đó, vẽ hình tròn trong đồ họa,…)
là kết quả mình nhận.
Tới đây thôi nhé, phần sau mình sẽ tiếp tục đi vào các
khái niệm mới.
Nội dung bài viết thuộc về Lê Công Diễn.
Người viết: Lê Công Diễn
Mang đi nhớ ghi nguồn
Nhận xét
Đăng nhận xét