Quá trình viết Blog của mình.
Các bước mà mình viết blog
Bạn
là người thường xuyên đọc blog của mình? Nhưng bạn đã biết được quá trình để mình
cho ra 1 sản phẩm blog như thế nào không? Hãy cùng theo dõi nhé!
Viết
blog giống như việc bạn làm 1 bài văn và nộp lên cho giáo viên vậy. Nhưng chủ đề
là do bạn tự quyết định. Bạn có thể chọn chủ đề nấu ăn – nếu như bạn có sở thích
trong việc nấu nướng; hoặc là chọn chủ đề bóng đá – nếu bạn là một người đam mê
bộ môn thể thao với quả banh trên sân cỏ. Bản thân mình, đơn giản có một sự yêu
thích về công nghệ (không đến độ gọi là đam mê), và muốn thúc đẩy mình tìm hiểu
những điều mới lạ, thì chọn cho mình đề tài công nghệ. Cái tên 8techblog, nghĩa
là “Tám chuyện công nghệ” không chỉ đơn giản là tìm hiểu những điều mới lạ, mà mình
còn mong muốn thông qua đó nhận được sự góp ý từ các bạn, được trò chuyện về những
chủ đề nào đó (mặc dầu hiện tại mục đích này không như mong đợi cho lắm ☹ ).
Những
bài blog hàng tuần đó, được tạo ra như thế nào?
Đầu
tiên, mình sẽ tìm chủ đề.
Các
chủ đề thì bao la nhưng chọn được chủ đề không dễ tí nào. Chủ đề quá khó thì không
tiếp thu được, hoặc có tiếp thu nhưng cần nhiều thời gian. Chủ đề quá dễ thì viết
quá nhàm chán, không có sự thú vị. Chủ đề thường đến một cách khách quan, kiểu
như: Khi nghe trên lớp nói về cách máy tính hoạt động, thì mình chọn nó làm chủ
đề; Hoặc đại loại như khi đang code thì bỗng thắc mắc vấn đề này, thế là làm thành
1 chủ đề; Và thường thì gần tới thứ 7 ngồi nghĩ miết để ra cái chủ đề chẳng hạn.
Ngoài ra, chủ đề phải mang tính tổng quát, nghĩa là nó không phải là một mục
trong một chủ đề rộng lớn. Ví dụ như nói về Depth first search trong bài toán tìm
kiếm,… vì điều đó buộc mình phải giải thích tổng quan về bài toán tìm kiếm, như
thế thành ra làm một cái series học tập rồi (cái gì chuyên sâu thì ít gây sự hứng
thú hơn).
Tiếp
theo, sau khi có được chủ đề, mình sẽ chọn thời gian rảnh và bắt đầu nghiên cứu
chủ đề. Thường các chủ đề mình chưa biết sẽ tốn khá nhiều thời
gian nghiên cứu, để cố gắng không hiểu sai vấn đề, và tóm được ý chính để viết
lại bài blog. Đa số các trang nghiên cứu của mình là Youtube, Wiki EN, Geeksforgeeks,
Stackoverflow,… Vì là tiếng Anh nên tốc độ đọc của mình không quá nhanh, cộng
thêm việc ngâm cứu nữa, nên thời gian nghiên cứu 1 chủ đề của mình ít nhất là 2
tiếng (cho một vấn đề dễ), và nhiều nhất là 2 ngày (cho một vấn đề khó). Vừa hiểu
vấn đề, vừa đảm bảo xác thực vấn đề đó đúng, là điều không hề dễ dàng. Nếu 100%
thời gian là để làm ra một bài blog, thì mình dùng hết 70% cho việc nghiên cứu
bài blog đó rồi.
Sau
khi nghiên cứu hẳn hoi, chúng ta bắt đầu viết bài blog.
Viết cái gì? Viết những cái mình đã nghiên cứu, những cái mình chắt lọc ra, cộng
thêm những hiểu biết của bản thân mình. Vì bài blog có sự pha trộn như thế, nên
đôi khi độ chính xác sẽ không cao, nên mình không khuyên các bạn coi nó như tài
liệu tham khảo. Các quy tắc về size chữ mình có thể mở các bài blog trước để
chiếu qua, nên quá trình viết này không mất thời gian nhiều. Nhưng đôi lúc một
số hình vẽ yêu cầu mình phải bỏ thời gian tương đối nhiều, nên các bài blog mình
thường hạn chế vẽ hình nhất có thể.
Viết
bài xong thì up bài lên thôi, chèm thêm vài câu chất chất vào câu views 1 tí.
Giờ
mình nhận ra rằng blog lại còn là nơi viết tâm tư tình cảm của bản thân mình nữa.
Mình cũng hay tâm trạng lắm, nên chắc sau này quất thêm quả blog văn học quá *haha.
Bài
viết tới đây là hết rồi, tuần sau mình lại tâm tư trò chuyện với các bạn nữa hì
hì.
Nội dung bài viết thuộc về Lê Công Diễn.
Người
viết: Lê Công Diễn
Mang đi nhớ ghi nguồn
Nhận xét
Đăng nhận xét