Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2020

CÁCH MÌNH HỌC TIẾNG ANH TRONG MÙA DỊCH

Hình ảnh
CÁCH MÌNH HỌC TIẾNG ANH TRONG MÙA DỊCH Kỳ nghỉ vừa qua là một kỳ nghỉ khá dài. Đó là khoảng thời gian chúng ta có thể dành để trau dồi kiến thức cho bản thân. Tuy mình học CNTT, nhưng phần lớn thời gian mình trau dồi kiến thức tiếng Anh lại nhiều hơn, vì mình cảm thấy khá thích thú với tiếng Anh. Mình đã thử nhiều cách để học tiếng Anh, và sau đây sẽ đưa ra một số cách học. Chắc chắn mình sẽ phân tích vì sao mình chọn cách đó. Cùng xem nào! P/s: Mình không phải dân học chuyên tiếng Anh, nhưng với “kinh nghiệm” tìm tòi các cách học tiếng Anh thì chắc sẽ phù hợp cho những bạn không giỏi lắm giống mình ^^ Tiếng Anh cũng như các ngôn ngữ khác, đều có 4 phần: nghe, nói, đọc, viết. Với mình thì mình thích nghe và đọc hơn, vì 2 lý do: 1.        Mình là dạng người thích tiếp nhận thông tin hơn là truyền thông tin (đôi lúc cũng thích nói) 2.        Nếu mình nghe nhiều thì mình sẽ biết nói, nếu mình đọc nhiều thì mình sẽ b...

Review sách HỆ MIỄN DỊCH – KIỆT TÁC CỦA SỰ SỐNG

Hình ảnh
REVIEW SÁCH HỆ MIỄN DỊCH – KIỆT TÁC CỦA SỰ SỐNG Đây là lần đầu tiên mình viết bài review, có gì sai sót mọi người thông cảm nhé! Trong một lần lướt youtube, mình vô tình nhìn thấy video của Hana’s Lexis với tiêu đề KHI BẠN CÓ THÙ VỚI KHOA HỌC MÀ VẪN MUỐN GIỎI LÊN. Haha không phải mình thù với khoa học mà bấm coi clip đâu, mà vì cái hình có ghi 100+ từ vựng nên mình cũng tò mò. Dù sao thì mình cũng đang mong có thêm vốn tiếng Anh mà. Đại khái thì clip nói về sức khỏe gì đó, và phần lớn review một tí về sách này. Với một cuốn sách bình thường thì mình không bao giờ mua đâu (thực ra ngoài việc đọc sách online thì mình chưa bao giờ mua sách cuốn để đọc cả). Nhưng cuốn sách này có những đặc điểm khiến mình cảm thấy cuốn hút: 1.      Sách này viết về hệ miễn dịch, một điều mà mình cần biết trong thời buổi dịch bệnh này 2.      Sách được viết với một phong cách thú vị, không phải là một chuỗi kiến thức khô khan, mà là tập hợp các câ...

Sự khác nhau giữa 32 bit và 64 bit?

Hình ảnh
SỰ KHÁC NHAU GIỮA 32 BIT VÀ 64 BIT Bạn là một nhân viên trong xưởng chế biến nước táo. Bạn có một chiếc máy trước mặt và một đống táo, với mỗi quả tương ứng với 1 ô. Trên bàn phím chỉ có 2 con số: 0 và 1. Mỗi ô chứa táo sẽ đánh số tương ứng. Bạn có thể lựa chọn cách đánh số. Giả sử mỗi lần lấy táo bạn chỉ nhập được tối đa 2 số. Vậy thì các giá trị bạn có thể nhập vào máy tính là 00, 01, 10, 11. Nếu đánh 4 ô táo đó các mã số lần lượt là 00, 01, 10, 11, vậy thì chỉ có tối đa 4 ô táo có thể dùng. (Lưu ý là mình nói đánh dấu ô táo , không phải quả táo vì táo trong ô có thể mất và có thể nhận hàng mới.) Bạn có thể truy cập vào ô táo thứ 5 không? Không, vì máy của bạn chỉ có thể nhận diện được 4 trường hợp như đã kể phía trên. Vậy giả sử máy có thể nhập tối đa 3 số thì sao? Máy sẽ trông như thế này đây! Như thế thì bạn có thể nhập được bao nhiêu giá trị nhỉ? 000, 001, 010, 011, 100, 101, 110, 111. Hừm, 8 cái. Vậy nếu ta đánh số ô chứa táo tương ứng như trên 000, 00...

Ý nghĩa của hàm main trong Java?

Hình ảnh
PHÂN TÍCH HÀM MAIN TRONG JAVA Trong Java, mỗi khi bạn chạy một chương trình, bạn luôn sử dụng một hàm quen thuộc public static void main(String[] args). Khi chương trình chạy, nó sẽ tìm hàm này và chạy các dòng lệnh trong hàm. Vậy ý nghĩa của từng từ khóa trong hàm là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu (Với mỗi thành phần mình sẽ đưa ra ví dụ khi không tồn tại/ thay đổi thành phần đó, để các bạn xem kết quả khi chạy chương trình) 1.      Public Đây là một từ khóa thuộc Access Modifier (Điều chỉnh quyền truy cập). Access Modifier có 4 loại (public, protected, default, private). Ý nghĩa của nó dùng để cho phép chương trình ở đâu được phép truy cập vào hàm, biến, class,... Ở đây ta chỉ nói về chế độ public. Khi một phần tử có từ khóa public, phần tử này cho phép tất cả chương trình từ bất cứ đâu truy cập và sử dụng. Chương trình thực thi của Java nằm ngoài package, và để có thể truy cập được chương trình của mình thì public là chế độ cần chọn (vì public cho phép cả chư...