CÁCH MÌNH HỌC TIẾNG ANH TRONG MÙA DỊCH
Kỳ nghỉ vừa qua là một kỳ nghỉ khá
dài. Đó là khoảng thời gian chúng ta có thể dành để trau dồi kiến thức cho bản
thân. Tuy mình học CNTT, nhưng phần lớn thời gian mình trau dồi kiến thức tiếng
Anh lại nhiều hơn, vì mình cảm thấy khá thích thú với tiếng Anh. Mình đã thử
nhiều cách để học tiếng Anh, và sau đây sẽ đưa ra một số cách học. Chắc chắn
mình sẽ phân tích vì sao mình chọn cách đó. Cùng xem nào!
P/s: Mình không phải dân học chuyên
tiếng Anh, nhưng với “kinh nghiệm” tìm tòi các cách học tiếng Anh thì chắc sẽ
phù hợp cho những bạn không giỏi lắm giống mình ^^
Tiếng
Anh cũng như các ngôn ngữ khác, đều có 4 phần: nghe, nói, đọc, viết. Với mình
thì mình thích nghe và đọc hơn, vì 2 lý do:
1. Mình
là dạng người thích tiếp nhận thông tin hơn là truyền thông tin (đôi lúc cũng
thích nói)
2. Nếu
mình nghe nhiều thì mình sẽ biết nói, nếu mình đọc nhiều thì mình sẽ biết viết.
Và
dù nghe hay đọc thì ngôn ngữ đều có 3 phần: ngữ pháp, từ vựng và phát âm.
Phát âm
Phần
này mình luyện thấy lúc ổn lúc không nên chắc không ghi đâu.
Từ vựng
Từ
vựng là cái quan trọng nhất của một ngôn ngữ. Cách duy nhất để học được từ vựng
là nhớ. Nhưng làm sao để nhớ? Viết từ vựng 3 dòng, mỗi dòng 3 chữ, làm cuốn tập
soạn tiếng Anh? Vừa tốn mực vừa tốn thời gian. Mục tiêu mình cần là nhanh và hiệu
quả. À chắc bạn cũng nghe về việc nếu lặp đi lặp lại một thứ gì đó nhiều lần
thì bạn sẽ nhớ nó. Thế thì có thể mỗi ngày bạn sẽ học khoảng 10 từ mới, và ôn lại
tất cả các từ cũ. Cơ mà như thế thì có vấn đề đấy, vì càng về sau số lượng từ
cũ quá nhiều, ngồi ôn lại hết từ cũ chắc cũng hết cả tiếng đồng hồ mất.
Chính
vì thế mình đã sử dụng app có tên là Anki. App này sẽ tính toán thời gian bạn gần
quên từ đó để nhắc lại cho bạn. Nó dựa trên một điều khá thú vị ở bộ não là khi
bạn gần quên thứ gì đó mà được nhắc lại, bạn sẽ nhớ từ đó hơn. Điều này giúp bạn
hạn chế thời gian để ngồi học lại toàn bộ từ vựng cũ. Mỗi ngày nó chỉ cho bạn một
số từ vựng mà bạn sắp quên mà thôi. Điều này giúp cho mình dễ dàng nhớ toàn bộ
từ vựng mà không phải tốn quá nhiều thời gian. Cách sử dụng Anki các bạn có thể
tìm thử trên mạng, mình sẽ không giải thích vì đó sẽ là một bài viết dài.
Có
một bài viết bảo rằng khi bạn học khoảng 1000 từ vựng thông dụng thì bạn có thể
hiểu 80% nội dung vấn đề (Hổng biết phải 1000 không). Chính vì thế mình khuyến
khích các bạn nên tìm danh sách các từ vựng thông dụng. Mình hiện có một file về
danh sách 625 từ thông dụng. Bạn nào cần down thì mình sẽ để link ở đây:
https://drive.google.com/file/d/11heU-ZhrS02gWgt31hrrQne6np4Bw9e1/view?usp=sharing
Ngoài
từ vựng ở đó thì mình có sưu tầm từ vựng ở manga. Ở manga có các loại từ về
tinh thần, sức mạnh cũng như ý nghĩa cuộc sống. Ngoài ra còn có thể có một số
câu thành ngữ nữa. Hơi mất thời gian tra từ vựng đấy (vì nó không dễ mà), nhưng
mình có một mẹo là chỉ tra từ vựng các chapter mới nhất đã có người dịch. Vì
sao là chapter mới? Vì mình nghĩ chắc không ai đủ kiên nhẫn dịch từ đầu đâu (nếu
bạn có thì tốt quá rồi). Vì sao đã có người dịch? Vì một số từ khó tra mình có
thể đối chiếu qua bản dịch nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Tùy vào bộ truyện
mà số từ mới (đôi khi là độ khó từ) khác nhau. Điều này mình không chắc chắn
nhưng mình cảm thấy thế. Ví dụ như bộ Kimetsu no Yaiba mình thấy các từ mới khá
ít, nhưng bộ Darwin’s Game thì số từ mới rất nhiều @@. Nguyên nhân có thể do
người trans từ Nhật -> Anh dùng từ khác nhau.
Khi
tra từ vựng, bạn nên sử dụng từ điển cambridge hoặc oxford để tra nhé (Ưu tiên
cambridge vì cách giải thích của họ dễ hiểu hơn. Oxford thì hơi trừu tượng
nhưng cũng nên tra đôi lúc, vì có khi sự trừu tượng lại giúp mình có cái nhìn tổng
quan nhất về từ đó mà).
Khi
thêm từ vào Anki thì mình nên thêm một vài ví dụ để thiết lập tình huống cho từ
vựng đó. Điều này mình thấy khá quan trọng vì khi kiểm tra việc mình nhớ từ vựng
cũ hay không, nhiều lúc chỉ cần mình nhớ cái ví dụ là nhớ được từ đó rồi.
Ngữ pháp
Chắc
mọi người cũng biết sự quan trọng của ngữ pháp rồi, nên mình nghĩ không cần phải
nói thêm về vấn đề này. Thực ra đến phần ngữ pháp mình có một vấn đề thế này:
Khi mình học từ vựng, việc ôn từ cũ và thêm từ mới đã làm mình mất khoảng 30
phút rồi. Mình chỉ mong học tiếng Anh trong khoảng 1 tiếng là đủ, nên nếu mình
học ngữ pháp 30 phút là ổn. Nhưng thật sự không ổn cho lắm vì mình cũng cần phải
học nghe nữa. Đừng bảo mình sau khi học thì giải trí bằng cách đi ngồi xem cái
movie phụ đề tiếng Anh nhé, vì mình không thích coi cái gì đó mà không hiểu gì
cả đâu (có phụ đề tiếng Việt thì mình cũng lười lắm). Tất nhiên bạn có thể xem
mấy bộ phim ngắn có từ vựng cho người mới giống kiểu mấy clip hoạt hình cho trẻ
em nước ngoài ấy. Mà mình ngán coi mấy cái đó lắm. Mình không mong biến những
thứ giải trí thành áp lực đâu. Nên là vấn đề của mình bây giờ là trong 30 phút
còn lại mình phải học nghe và học ngữ pháp.
Bạn
muốn biết mình giải quyết thế nào không? Mình sẽ coi youtube người nước ngoài dạy
ngữ pháp bằng tiếng Anh. Ý tưởng rất hay phải không, vì nó giải quyết được hai
vấn đề.
1.
Vừa học nghe vừa học ngữ pháp trong 30
phút còn lại đó. Tiết kiệm thời gian mà còn hiệu quả
2.
Người
nước ngoài khi dạy tiếng Anh sẽ dùng những từ cơ bản để nói với mình. Điều này
khá hợp với những người không giỏi tiếng Anh như mình!
Và
kênh mình chọn để học là “JamesESL English Lessons (engVid)”. Thật sự cách dạy
của người này rất dễ hiểu, và người này rất vui tính nữa! Sau khi học xong thì
dưới phần mô tả sẽ có bài test nhỏ để kiểm tra xem mình có hiểu bài hay không.
Rất tiện luôn!
À
trong quá trình học ngữ pháp các bạn nhớ soạn ra cho bản thân mình tài liệu nhé.
Ngoài việc để xem lại sau khi học, nó còn giúp mình trong quá trình học lưu lại
những điều cần thiết. Các kiến thức sau thường có liên quan đến các kiến thức
trước, việc nhớ cái trước để coi cái sau rất là đau đầu, nên cứ ghi ra rồi khi
nào không nhớ cứ liếc qua nhìn là ổn.
Lời kết: Và
đó là tổng hợp cách mình học tiếng Anh trong thời điểm hiện tại, tùy vào mỗi
người thì sẽ cảm thấy cách học này ổn hoặc không. Với mình hiện tại thì mình thấy
khá ổn. Còn tương lai sau này không biết :P. Cám ơn các bạn đã đón đọc!
Nội dung bài viết thuộc về Lê Công Diễn.
Người viết: Lê Công Diễn
Mang đi nhớ ghi nguồn
Nhận xét
Đăng nhận xét