Nỗi lòng của việc làm nhóm trưởng
NỖI LÒNG CỦA VIỆC LÀM NHÓM TRƯỞNG
Mình,
một đứa đã học gần hết 3 năm đại học, từng làm việc với rất nhiều nhóm. Và gần
như toàn bộ các nhóm mình đều làm nhóm trưởng hết, nên mình hiểu rõ những khó
khăn khi làm nhóm trưởng sẽ như thế nào. Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các
bạn “số phận” của một nhóm trưởng có nhiều cái thú vị thế nào. Bắt đầu nhé! :D
A. Lựa chọn nhóm trưởng
Khi bạn
được ghép vào một nhóm, câu hỏi đầu tiên mà nhóm muốn có câu trả lời nhất, đó là:
“Ai sẽ làm nhóm trưởng?”. Thường thì chẳng ai muốn vác thêm gánh nặng cho bản
thân cả, nên sẽ ít có trường hợp tự ứng cử bản thân mình. Như thế, có hai tình
huống xảy ra.
TH1:
Nó là đứa giỏi nhất
Haha,
đúng rồi còn gì? Điểm cao nghĩa là thông minh hơn, nếu thông minh hơn thì làm
nhóm trưởng sẽ tốt hơn, đúng không? Tiêu chí lựa chọn này thật ra cũng không
sai, vì người lãnh đạo cần phải giỏi về chuyên môn của mình. Nhưng thật ra, ngoài
giỏi về chuyên môn, thì người dẫn dắt đội của mình cũng phải có khả năng lãnh đạo
– Tức là biết phân tích năng lực cả nhóm, phân tích vấn đề, phân công công việc
phù hợp. Cũng chính vì thế mà sinh ra cách lựa chọn thứ hai như sau.
TH2:
Nó là đứa hay làm trưởng nhóm
Một đứa
có tiền sử làm trưởng nhóm liên tục, thì chắc hẳn khả năng lãnh đạo nhóm cũng
phải khá là cao rồi, đúng không. Đứa này nó làm trưởng nhóm nhiều đến nỗi mà,
chỉ cần nhắc đến nó, thì hai chữ xuất hiện trong đầu bạn đầu tiên là “trưởng nhóm”.
Và khi nó được ghép vào nhóm nào, thì
90% nó đã chắc chắn rằng mình sẽ dẫn dắt nhóm đó.
Vâng,
và mình là đứa thuộc trường hợp thứ hai này. Mình làm trưởng nhóm nhiều đến nỗi
mình không thể nào nhớ hết được có bao nhiêu nhóm mình làm trưởng nhóm nữa =(((
B. Những tình huống khi làm trưởng nhóm
I.
Khó
khăn
1. Để cả
nhóm rơi vào sự mơ hồ
Điều
này chắc ai từng làm nhóm trưởng đều đã trải qua. Đó là khi mà bạn cảm thấy mông
lung, và không biết công việc tiếp theo sẽ giao cho nhóm là gì. Đó là lúc mà cả
nhóm sẽ rơi vào sự im lặng, còn bạn thì luôn đắn đo suy nghĩ: “Tiếp theo mình làm
gì?”, “Tiếp theo mình làm gì?”,… Đó là một sức ép vô hình, từ sự im lặng mà hóa
thành áp lực đè lên đôi vai của người dẫn dắt này. Một số câu hỏi mà tớ nhận được
khi trong trạng thái này (mình đổi xưng hô cho thân thiết), đó là: “Diễn, giờ mình
làm gì tiếp theo đây?”, “Diễn, sao không nói gì hết vậy?”, “Diễn à, tui bây giờ
không biết làm gì cả, ông phân công đi”, “Diễn à”,…
Mình
biết rằng, bản thân thành viên cũng không hề có ác ý gì trong những câu hỏi này.
Ở đây mình chỉ nêu lên góc nhìn của người trưởng nhóm khi rơi vào trạng thái này
thôi.
2. Gánh vác
công việc nhiều hơn bình thường
Tuy đã
có sự phân chia công việc đồng đều, tuy nhiên, người trưởng nhóm cũng phải hiểu
được cả công việc của đối phương mình. Điều này thật sự rất khó thực hiện, kể cả
bản thân mình, vì lượng công việc thực sự quá lớn. Đặc biệt là những học kỳ học
quá nặng, và phải làm trưởng nhóm nhiều môn, thì với mỗi môn phải gánh hết phần
cả nhóm thì thực sự khá là kinh khủng.
Cho nên,
khi mình giao việc cho các thành viên và các bạn hoàn thành, mình thường ít khi
xem lại kết quả mà các bạn đó đã làm. Mình thực sự cảm thấy khá là có lỗi trong
việc này, nhưng mình có quá nhiều thứ khác cần phải lo, không chỉ riêng mỗi một
mình nhóm bạn thôi. Nên bạn thông cảm nhé!
II.
Thuận
lợi
1. Giành
phần dễ cho mình
Bạn có
thể khôn khéo lựa chọn công việc nhẹ với bạn, vì dù sao bạn cũng là trưởng nhóm,
cũng toàn quyền quyết định mà haha. Nhóm cũng sẽ chẳng ý kiến gì với bạn, vì cơ
bản bạn là người mà nhóm chọn để tin tưởng.
Tất nhiên tuy giành phần dễ, bạn cũng phải gánh nhiều hơn so với các thành viên khác. Đơn giản, vì bạn trưởng nhóm mà ☹
2. Kiểm
soát thời gian
Giả sử
thứ 7 bạn có hẹn với bạn bè, bạn có thể kêu nhóm deadline vào Chủ Nhật. Nếu Chủ
Nhật bạn đi xem phim, bạn nó thể ngáo ngáo dời deadline qua tận thứ hai tuần sau
luôn. Bạn làm chủ thời gian, deadline hôm nào thì sẽ là hôm đó, chẳng lo vướng
lịch haha
3. Kiểm
soát hướng đi của nhóm
Vì bạn là người dẫn đầu nên hướng đi của
nhóm – cụ thể là cách nhóm hoạt động thế nào, là do bạn quyết định. Vì là trưởng
nhóm nên các ý tưởng, đường lối của nhóm cũng sẽ nghiêng phần lớn về phía bạn. Đây
cũng chính là cơ hội để bạn sáng tạo theo cách của mình, thay vì phải nghe theo
lời người khác.
Kết
luận: Làm trưởng nhóm tuy cực khổ, nhưng giá trị mang lại cũng
rất lớn. Bản thân mình tự nhận rằng mình chưa hoàn thành tốt vai trò của một trưởng
nhóm chân chính. Tuy nhiên, mình vẫn sẽ luôn thử sức mình trong việc lãnh đạo đội
nhóm, dẫu khó khăn nhưng cũng không kém phần thú vị. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!
Nội dung bài viết thuộc
về Lê Công Diễn.
Người viết: Lê Công Diễn
Mang đi nhớ ghi nguồn
Nhận xét
Đăng nhận xét