Vì sao xuất hiện tình trạng layoff trong ngành CNTT?
Như các bạn trong ngành đều biết rằng, một làn sóng layoff đang diễn ra trong năm 2023, khiến cho việc tìm kiếm việc làm trở nên khó khăn hơn. Vậy đâu là nguyên nhân?
Biểu đồ thống kê tình trạng layoff từ năm 2022 đến nay của các tập đoàn công nghệ lớn. Việc layoff không phải chỉ là sa thải đơn thuần, mà cách thức layoff cũng khá là... bất bình. Để hiểu hơn về điều này, hãy xem một video sau:
Một nhân viên của Google chịu ảnh hưởng bởi làn sóng layoff 2023. (Nguồn: nikki_noms)
Tóm tắt lại thì: Chị nhân viên này khi thức dậy thì đọc được tin tức layoff của Google. Chị kiểm tra tài khoản login công ty của chị thì không vào được. Kể cả boss của chị cũng vừa mới nhận tin layoff của chị từ sáng hôm đó. Điều đáng ngạc nhiên là theo chị, sau khi hỏi các đồng nghiệp công ty, chị nhận thấy rằng việc layoff này diễn ra một cách... ngẫu nhiên, không hề dựa trên hiệu suất làm việc.
Tất nhiên việc layoff này không hề bình thường tí nào. Tuy nhiên, các tập đoàn công nghệ lợi dụng cơ hội này để đồng loạt sa thải nhân viên vô cớ, và khiến nó trở thành thứ mà xã hội bình thường hóa chúng "socially acceptable".
Điều này dẫn đến một hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect), nhiều công ty trên toàn thế giới dùng cái cớ này để sa thải nhân viên của mình vì đó là một điều "bình thường", còn các tập đoàn lớn thì đổ lỗi do "macroeconomic conditions" (các yếu tố kinh tế vĩ mô: lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,...)
Thế nhưng, một câu hỏi đặt ra là: Vì sao các tập đoàn lớn này lại layoff?
Bạn đã nghe qua thuật ngữ "hiệu ứng đòn bẩy" trong kinh tế bao giờ chưa?
Hiệu ứng đòn bẩy
Hiệu ứng này thường dễ thấy trong các startup. Họ đầu tư rất nhiều tiền, thuê nhân viên, mặt bằng lớn,... để họ phát triển nhanh chóng, có được chỗ đứng trên thị trường. Khi đó bạn sẽ thu lại tiền vốn nhanh chóng hơn.
Và năm 2020 là năm của "lòng tham" khi mà các công ty chạy đua bỏ nhiều vốn đầu tư hơn để phát triển nhanh hơn, và không ai muốn chịu hơn thua ai. Đặc biệt phần lớn sự tác động của nhà đầu tư lớn Ray Dalio khi ông nói rằng "Cash is trash" (Tiền mặt giữ trong người là rác). Điều đó gây nên một đại dịch mà lãi suất gần như "bằng không".
Hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out) dẫn đến người người, nhà nhà đều đầu tư, vì sợ công ty mình bị bỏ lại phía sau.
Đến năm 2022, khi cuộc đua đầu tư quay trở lại mức ổn định, Ray Dalio không còn nghĩ rằng "Cash is trash" nữa. Các tập đoàn này cũng bắt đầu giảm nhiệt. Họ giảm tiền đầu tư "sai lầm quá lố" của mình để thu lại lợi nhuận. Và tất nhiên một trong số những hành động này là sa thải nhân viên hàng loạt, điều mà những lập trình viên như chúng ta chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Kết luận: Mình biết rằng ở giai đoạn này, việc tìm kiếm việc làm trong ngành tụi mình băt đầu khó khăn hơn. Mình chỉ hi vọng rằng mọi người vẫn sẽ tìm được công việc của mình và cũng hi vọng tình hình layoff này sẽ kết thúc sớm hơn. Cảm ơn mọi người đã đọc!
Nội dung bài viết thuộc về Lê Công Diễn.
Tài liệu tham khảo: Joma Tech, Investopedia.
Người viết: Lê Công Diễn
Mang đi nhớ ghi nguồn
Nhận xét
Đăng nhận xét