Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2020

Bản chất về màu sắc của hình ảnh hiện trên màn hình máy tính

Hình ảnh
Bản chất về màu sắc của hình ảnh hiện trên màn hình máy tính Khi bạn xem một hình ảnh, một video, hay chỉ cần bật máy tính, bạn sẽ thấy màn hình có nhiều màu sắc khác nhau. Bạn tự hỏi làm sao người ta có thể làm được điều này? (Ở đây mình sẽ nói về màn hình LCD nhé) Chúng ta hãy làm quen với đơn vị pixel (điểm ảnh). Màn hình máy tính được cấu tạo từ những điểm ảnh rất nhỏ, mỗi điểm ảnh sẽ phát ra một ánh sáng với màu sắc khác nhau. Tập hợp những điểm ảnh rất nhỏ này tạo ra cái màn hình mà chúng ta đang sử dụng hiện tại. Khi nhắc tới độ phân giải người ta có nhắc tới con số chẳng hạn như 1920 x 1080 hay đại loại thế. Ý nghĩa của nó chính là kích thước của một chiếc màn hình với chiều dài 1920 đơn vị pixel và chiều rộng 1080 đơn vị pixel. Chúng ta hãy cùng mổ xẻ xem những pixel này trông như thế nào và làm sao nó có thể cho ra nhiều màu sắc khác nhau như thế được. Cấu tạo của mỗi pixel gồm 3 màu: Thực chất đây là 3 tấm lọc màu, đi kèm phía dưới đó là 1 tấm back...

Bàn phím máy tính hoạt động như thế nào?

Hình ảnh
Bàn phím máy tính hoạt động thế nào? Nếu ví mỗi nút của bàn phím là một công tắc đèn, thật không quá khó để đoán được cách máy tính hoạt động. Thế nhưng, mình đã thử tìm hiểu và tìm thấy một số điểm thú vị trong cách thiết kế bàn phím máy tính. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé! Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về từng nút của bàn phím máy tính. Nếu chúng ta tháo nó ra, nó sẽ trông như thế này 1: Một cái khối nhựa, mặt trên ghi tên nút, mặt dưới là một thanh trụ dài 2: Một miếng cao su, đáy có 1 tấm kim loại, dùng để đẩy nút về vị trí cũ khi tay mình thả nút ra 3: Hai dây dẫn điện mạch hở Nguyên tắc hoạt động: Khi ta ấn nút xuống, thanh trụ đè tấm cao su co lại, phần kim loại dưới đáy tấm cao su chạm vào đoạn mạch mở trở thành mạch kín, dòng điện đi qua, từ đó máy tính nhận biết sự xuất hiện của tín hiệu điện. Câu hỏi đặt ra : Với cùng một dòng điện, làm sao để có sự nhận biết giữa các nút với nhau? Người ta sử dụng phương pháp như sau: Người ta xây ...

Đôi lời tâm sự trong quá trình học

Hình ảnh
Chào các bạn. Bài viết ngày hôm nay không tìm hiểu gì mới, mà là một chút lời tâm sự của mình sau khoảng thời gian học tập. Mình biết sẽ hơi nhàm chán, nhưng nếu bạn nào vẫn đọc tiếp thì mình rất vui, cảm ơn nhé! Đầu tiên là cách học. Mình là một người thích học những cái cơ bản trước rồi mới tiến sâu vào nâng cao. Nhưng mình nhận ra rằng việc học kiểu này đòi hỏi phải tốn thời gian rất nhiều từ ban đầu. Từ đó, trong mình suy nghĩ 2 hướng học: “Học kỹ” và “Học sơ”. Học kỹ có thuận lợi là đi đường dài rất tốt, cụ thể là ban đầu bạn sẽ đi rất, rất chậm, sau đó khi bạn đã vững rồi, bạn sẽ chạy rất nhanh. Còn học sơ thì ngược lại, ban đầu bạn chạy nhanh, nhưng chân của bạn rất yếu, bạn sẽ vấp rất nhiều. Nghe thì có vẻ rằng học kỹ sẽ tốt hơn đúng không? Nhưng bạn cũng sẽ đánh đổi thời gian để bạn xây dựng được nền tảng. Chúng ta học vẫn luôn hướng đến việc học kỹ, nhưng với mình, phải có chừng mực ở một mức độ nào đó, tùy vào quãng đường chúng ta đi. Ví dụ bản thân mình, khi mình dà...

CHUỘT MÁY TÍNH HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO? (Phần 2: Chuột quang)

Hình ảnh
CHUỘT MÁY TÍNH HOẠT ĐỘNG THẾ NÀO (Phần 2: Chuột quang) Từ thời kỳ 7 năm về trước cho tới nay là sự đổ bộ của chuột quang, dần thay thế cho chuột bi. Với khả năng bảo trì bảo dưỡng tốt, giá thành không quá chênh lệch, chuột bi mất đi ưu thế của mình, dần không còn trên các mặt hàng nữa (Nhà mình vẫn còn 1 con :D). Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công nghệ mới này nhé.   Chuột quang sử dụng một loại camera (được tích hợp với cảm biến) với độ phân giải thấp gắn vào giữa con chuột, quay xuống bề mặt di chuyển. Tốc độ của camera này là 1500 khung hình/ giây, hoặc có thể hơn. Cảm biến này rất nhỏ, chỉ có thể quan sát rõ ràng bằng kính hiển vi Hình 1: Cấu trúc của chuột quang Hình 2: Cảm biến chuột Tấm lưới phía bên trái của hình trên chính là camera, là một tấm lưới 16x16 hoặc 18x18. Nguyên tắc hoạt động của chuột quang như sau: Đèn LED chiếu sáng bề mặt phía dưới chuột. Tại bề mặt , ánh sáng có thể bị hấp thụ, tán xạ và phản xạ. Với mỗi bề mặt và màu sắc khác nhau, m...